Rút BHXH 1 Lần Có Đóng Lại Được Không?

Rút bảo hiểm xã hội có đóng lại được không? Thủ tục đóng lại bảo hiểm xã hội như thế nào?

Câu trả lời sẽ có ngay ở bài viết dưới đây.

1. Rút bảo hiểm xã hội có đóng lại được không?

Rút bảo hiểm xã hội vẫn đóng lại được khi người lao động có nhu cầu tham gia lại

Rút bảo hiểm xã hội vẫn đóng lại được khi người lao động có nhu cầu tham gia lại

Căn cứ theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng không thời hạn, hợp đồng có thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc cụ thể, có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Kể cả hợp đồng lao động được ký giữa người sử dụng lao động với đại diện pháp lý của người dưới 15 tuổi theo các quy định của pháp luật về lao động.
  • Người lao động theo hợp đồng có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
  • Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức;
  • Là công nhân công an, công nhân quốc phòng hoặc người làm nhiệm vụ khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân hoặc người làm công tác cơ yếu nhưng hưởng mức lương quân nhân.
  • Người là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, người có nhiệm vụ cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người lao động đang làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng lao động Việt Nam.
  • Quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương.
  • Người đang công tác không chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn.
  • Người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề, có hợp đồng lao động không thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn hơn 1 năm đối với người sử dụng lao động.
  • Ngoài ra, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Vậy, rút bảo hiểm xã hội có đóng lại được không? Câu trả lời cho bạn là có nhé.

Ta thấy, theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì đối tượng tham gia bảo hiểm không phụ thuộc vào việc đã hưởng tiền bảo hiểm xã hội một lần hay chưa.

Vì vậy, sau khi rút bảo hiểm xã hội bạn vẫn có thể đóng lại theo hình thức tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu bạn là người lao động có tham gia hợp đồng lao động) hoặc tự nguyện (nếu bạn không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).

2. Hướng dẫn thủ tục rút bảo hiểm xã hội

Trình tự thủ tục rút bảo hiểm xã hội

Trình tự thủ tục rút bảo hiểm xã hội

Dù bạn tham gia hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện/bắt buộc hay bảo hiểm xã hội 1 lần thì thủ tục rút bảo hiểm cũng bao gồm 3 bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Đối với BHXH tự nguyện/1 lần hồ sơ gồm có:

  • Sổ BHXH.
  • Đơn đề nghị theo mẫu 14 – HSB.
  • Hồ sơ bệnh án hoặc biên bản giám định tình trạng sức khỏe.
  • Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định (nếu cần).

Đối với người nước ngoài:

  • Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
  • Thị thực cho phép nhập cảnh và lý do định cư tại nước ngoài.
  • Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú từ 5 năm trở lên.
  • Đối với BHXH bắt buộc: tùy thuộc vào nhu cầu rút bảo hiểm theo chế độ thai sản/lương hưu/tử tuất mà chuẩn bị các giấy tờ, minh chứng liên quan.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3: Chờ kết quả.

Hướng dẫn rút bảo hiểm xã hội 1 lần online: Đăng ký nhanh

3. Thời gian rút bảo hiểm xã hội

Rút bảo hiểm xã hội từ 10 ngày đến không quá 30 ngày

Rút bảo hiểm xã hội từ 10 ngày đến không quá 30 ngày

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời hạn rút bảo hiểm xã hội, thời hạn 30 ngày đối với các đối tượng thuộc trường hợp sau đây:

  • Người sử dụng lao động nộp hồ sơ yêu cầu rút BHXH cho người lao động trong vòng 30 ngày tính đến thời điểm hưởng lương hưu.
  • Người lao động đang bảo lưu đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện, người lao động được hưởng lương hưu.
  • Người có đủ điều kiện và có yêu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần.
  • Thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu hưởng BHXH một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và chi trả cho người lao động. Trưởng hợp không giải quyết đúng hạn phải nên rõ lý do.

Như vậy, thời gian rút bảo hiểm xã hội sẽ dao động từ 10 đến tối đa 30 ngày. Do đó, người tham gia bảo hiểm cần tranh thủ thời gian làm thủ tục rút bảo hiểm để nhận được thanh toán kịp thời.

4. Điều kiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Điều kiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần mà người lao động cần biết

Điều kiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần mà người lao động cần biết

Điều kiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định tại Điều 6 Luật bảo hiểm xã hội, Người lao động được yêu cầu rút BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Người đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật mà chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 25 năm hoặc chưa đóng đủ 15 năm và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
  • Người lao động Việt Nam ra nước ngoài định cư.
  • Người mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh nguy hiểm như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, người nhiễm HIV – AIDS và một số bệnh khác theo quy định của bộ y tế.
  • Người lao động phụ viên, xuất ngũ hoặc thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH.

Ngoài ra, tại Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 còn quy định:

Trong trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm thôi việc hoặc người tham gia BHXH tự nguyện sau 1 năm không tiếp tục đóng phí BHXH khi chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Tóm lại, để được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần người tham gia cần đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và ngừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
  • Không đủ tuổi hưởng lương hưu, chưa đóng đủ 20 năm BHXH, không tiếp tục tham gia BHXH sau 1 năm thôi việc.

Đủ điều kiện hưởng lương hưu và đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, không tiếp tục cách tính rút bảo hiểm xã hội 1 lần tham gia bảo hiểm xã hội sau 1 năm nghỉ việc

5. Rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và các thông tư, văn bản liên quan, cứ mỗi năm người lao động được hưởng BHXH một lần, cụ thể như sau:

  • 5 tháng bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH thời điểm trước năm 2014.
  • 2 tháng bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH tính từ năm 2014 trở đi.
  • 22% lương tháng đã đóng BHXH, tối đa 2 tháng bình quân lương tháng đóng BHXH trong trường hợp chưa đóng đủ 1 năm.

Thời gian tham gia BHXH được tính theo sau:

  • Nếu thời gian tham gia đóng BHXH có tháng lẻ từ 1 đến 6 tháng thì tính nửa năm, trường hợp 7 đến 8 tháng thì tính 1 năm.
  • Thời điểm trước ngày 1/1/2014, nếu người tham gia đóng bảo hiểm có tháng lẻ thì những tháng đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXh từ ngày 1/1/2014 trở đi. Đây là căn cứ để tính hưởng BHXH 1 lần.

Như vậy, người lao động phải đóng BHXH ít nhất 1 tháng mới được rút BHXH 1 lần. Ngoài ra, tùy vào trường hợp cụ thể mà người lao động có thể bị giới hạn thời gian tối đa đóng BHXH 1 lần.

6. Cách tính rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Số tiền rút BHXH 1 lần được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = (1.5 x Bình quân lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Bình quân lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014).

Kết luận

Sau khi rút bảo hiểm xã hội bạn vẫn được quyền đóng lại loại bảo hiểm đã từ tham gia trước đây, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Rút bảo hiểm xã hội có đóng lại được không?”. Hy vọng những thông tin chia sẻ vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết bày, chúc bạn có một ngày thật vui vẻ nhé.

Xem thêm:

Hướng dẫn đăng ký vay tiền bằng sổ bảo hiểm xã hội

Rate this post

Leave a Reply

error: Content is protected !!