Vay Ngân Hàng Có Phải Là Giao Dịch Liên Kết Không?

Các gói vay ngân hàng nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua nhà, mua xe hiện đã không còn quá xa lạ.

Nhưng nhiều khách hàng vẫn băn khoăn rằng không biết vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không?

Cùng vaylaithap24h tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi bạn nhé!

Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không?

Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không?

1. Thế nào là giao dịch liên kết với Ngân hàng?

Giao dịch liên kết là các giao dịch mua bán, thuê mượn các nguồn lực tài chính

Giao dịch liên kết là các giao dịch mua bán, thuê mượn các nguồn lực tài chính

Giao dịch liên kết là khái niệm còn khá mới về tài chính, nó được quy định ở Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Theo đó, giao dịch liên kết là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Hoặc là vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác.

Bên cạnh đó, nó còn bao gồm các hình thức mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình.

Thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết cũng là giao dịch liên kết.

2. Làm thế nào mối quan hệ liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp?

Vay Ngân hàng là giao dịch liên kết - Hưởng nhiều ưu đãi

Vay Ngân hàng là giao dịch liên kết – Hưởng nhiều ưu đãi

Khi xác định 02 doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết thì giao dịch phát sinh giữa 2 doanh nghiệp này phải là giao dịch liên kết.

Khi có giao dịch liên kết thì công ty phải thực hiện kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu hoạt động bằng việc vay vốn ngân hàng để kinh doanh. Đôi khi, mức vốn vay này còn lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu.

  • Do đó, doanh nghiệp được xác định có mối quan hệ liên kết với các ngân hàng khi vay vượt 25% vốn góp của chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng các khoản nợ trung và dài hạn.
  • Bao quát hơn, chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết được tính nếu một doanh nghiệp nắm giữ ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia. Bao gồm cả hình thức nắm giữ gián tiếp hoặc trực tiếp.
  • Giao dịch liên kết cũng bao gồm trường hợp doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu. Nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia.
  • Hoặc là một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào. Được tính bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự.

3. Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không?

Vay ngân hàng cũng là một loại giao dịch liên kết

Vay ngân hàng cũng là một loại giao dịch liên kết

Hiện nay, chính phủ đã có quy định về áp thuế giao dịch liên kết đối với khoản vay ngân hàng thương mại.

Điều này có nghĩa là vay ngân hàng cũng là một loại giao dịch liên kết bởi nó đã được tính thuế.

Nhưng nó chỉ áp dụng cho các khoản vay có tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn.

Việc xác định mối quan hệ liên kết theo vốn này để nhằm phù hợp hơn với đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam.

Việc áp thuế trên không phải là quy định mới của chính phủ để gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bởi từ Nghị định số 20/2017 đã có quy định về việc nay, chính sách mới chỉ nâng mức áp dụng từ từ 20% lên mức 25%.

Vay ngân hàng nào lãi suất thấp nhất hiện nay?

4. Cách tính chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết như thế nào?

Công thức tính chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

Công thức tính chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết được tính bằng công thức Ebitda. Ebitda được biết đến là chỉ số tài chính của một công ty.

Nó phản ánh lợi nhuận của công ty trước khi trừ đi chi phí lãi vay, khấu hao và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cụm từ này là từ viết tắt của cụm từ Earning before interest, taxes, depreciation and amortization trong tiếng Anh.

Có nghĩa là lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay; thuật ngữ này cũng được xem như lợi nhuận hoạt động của công ty, doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia thì công thức này là thước đo quan trọng nhất để xác định hiệu quả tài chính của công ty.

Công thức tính Ebitda (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) =Tổng lợi nhuận thuần + lãi tiền vay – lãi tiền gửi/tiền cho vay + chi phí khấu hao).

5. Khi nào doanh nghiệp được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết?

Một số doanh nghiệp được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết

Một số doanh nghiệp được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết

Doanh nghiệp là người nộp thuế nên phải có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết.

Nhưng một số trường hợp được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết hợp.

  • Điển hình như người có tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng.
  • Hoặc là khi người nộp thuế đã ký kết thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện.
  • Việc kinh doanh không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình.
  • Doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Nó được tính không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính.

Lời kết

Hy vọng những thông tin mà Vaylaithap24h cung cấp trên đây đã giúp khách hàng có câu trả lời về vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không.

Hẹn gặp bạn đọc trong những bài viết sau của chúng tôi để cùng tìm hiểu nhiều hơn về các kiến thức tài chính cần thiết.

Vay ngân hàng lãi suất bao nhiêu?

Rate this post

Leave a Reply

error: Content is protected !!