Quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng hiện nay được quy định khá chặt chẽ và phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành như: Nghị quyết 42/2017/QH14, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự…
Tuỳ theo từng hồ sơ khoản vay nợ xấu, Ngân hàng có thể lựa chọn một hoặc nhiều biện pháp xử lý nợ nhằm thu hồi nợ xấu nhanh nhất có thể.
Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay thủ tục thu hồi nợ xấu của các Ngân hàng hiện nay bạn nhé!
Cách xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng
Nếu bạn bị nợ xấu Ngân hàng có thể vay tại các đơn vị sau:
DỄ VAY NHẤT THÁNG 09/2023
#1.
#2.
#3.
#4.
#5.
#6.
#7.
#8.
#9.
#10.
#11.
#12.
#13.
#14.
#15.
#16.
|
Tổng quan về quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng
✅Loại nợ | ⭐ Nợ xấu nhóm 3-5 |
✅ Tài sản | ⭐ Nhà, Đất, Xe |
✅ Quy trình xử lý | ⭐ Cơ cấu nợ, xử lý tài sản |
✅ Xuất xứ | ⭐ Chính hãng |
✅ Đơn vị | ⭐ Ngân hàng |
✅ Thời gian xử lý nợ | ⭐ 6 – 12 tháng |
✅ Thủ tục xử lý nợ | ⭐ Thông báo khách hàng |
1. Quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng là gì?
Ngân hàng quy định thủ tục xử lý nợ xấu
Bất kỳ TCTD nào cũng có quy định về xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng là bộ quy tắc, quy định áp dụng đối với những khoản nợ quá hạn của khách hàng, cụ thể là các khoản vay từ nhóm 2 trở lên đến nhóm 5.
Tại các quy định, quy trình xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng được ban hành bởi Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Quy định xử lý nợ của Ngân hàng thể hiện các thủ tục, cách thức, phương thức xử lý từng khoản nợ, ngoài ra còn chứa các biểu mẫu để nhân sự xử lý nợ dễ dàng thao tác hơn.
Thực tế hiện nay, khi khoản nợ của khách hàng quá hạn từ nhóm 2 trở đi, Đơn vị kinh doanh thực hiện bàn giao khoản nợ xấu cho nhân viên xử lý nợ tiến hiện thực hiện các biện pháp thu hồi nợ.
2. Cách xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng
Ngân hàng có thể thu giữ tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
Như đã nêu ở trên, tại quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng luôn quy định rõ ràng, chi tiết thủ tục xử lý nợ xấu, cụ thể như:
Khi bên vay quá hạn thì Ngân hàng sẽ gọi điện, gửi tin nhắn yêu cầu trả nợ khoản vay đầy đủ theo thoả thuận tại Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ mà chủ thể vay đã ký kết.
Trường hợp khách hàng không hợp tác trả nợ thì Ngân hàng thực hiện các bước sau: Thu giữ tài sản bảo đảm, phát mãi, thanh ký để thu hồi nợ xấu; Khởi kiện tại toà án hoặc Trọng tài thương mại để yêu cầu khách hàng trả nợ.
Tuỳ theo tường khách hàng, từng món nợ quá hạn cụ thể mà Ngân hàng có thể lựa chọn các phương án xử lý nợ khác nhau, đảm bảo nhanh chóng thu hồi nợ xấu cho Ngân hàng.
Cùng đi vào chi tiết ngay sau đây để nắm rõ hơn quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng bạn nhé:
2.1. Các bước xử lý nợ xấu được quy định tại quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng
Ngân hàng có thể khởi kiện người vay ra Toà án, Trọng tài thương mại
Khi thực hiện xử lý nợ xấu tại Ngân hàng, Cán bộ xử lý nợ phải thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định đã được ban hành về xử lý nợ, cụ thể như sau:
Bước 1: Thực hiện các biện pháp nhắn tin, gọi điện thoại, gửi thư yêu cầu người vay trả nợ đúng hạn.
Bước 2: Trường hợp khách hàng không trả nợ, Nhân sự xử lý nợ của Ngân hàng gửi thông báo đến người vay yêu cầu bàn giao tài sản để bán nhằm thu hồi khoản nợ xấu.
Bước 3: Nếu khách hàng không bàn giao tài sản đảm bảo cho khoản nợ xấu, Ngân hàng thực hiện việc cưỡng chế nhằm thu giữ tài sản đảm bảo, việc thu giữ tài sản phải có sự chứng kiến của chính quyền địa phương nơi có tài sản đảm bảo.
Bước 4: Thực hiện khởi kiện: Trường hợp không thu giữ được tài sản đảm bảo, Ngân hàng có thể khởi kiện người vay tại Toà án hoặc Trọng tài thương mại (nếu có thoả thuận) để yêu cầu bên vay trả nợ. Việc khởi kiện được thực hiện theo trình tự Bộ luật tố tụng dân sự, Luật trọng tài.
Tuy nhiên, hiện nay việc khởi kiện tốn quá nhiều thời gian và chi phí nên hầu hết quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng đều ưu tiên việc thu giữ tài sản hoặc thực hiện các biện pháp phi tố tụng khác.
2.2. Các biện pháp thu hồi nợ xấu của ngân hàng
Ngân hàng yêu cầu Toà án buộc người vay trả nợ quá hạn
Hiện nay, trong thủ tục xử lý nợ xấu của Ngân hàng thường có 2 biện pháp chính để thu hồi nợ xấu:
Biện pháp thu nợ bằng hình thức phi tố tụng: Yêu cầu người vay trả nợ bằng việc thuyết phục, gọi điện, gửi thư, thông báo, thu giữ tài sản đảm bảo…
Biện pháp khởi kiện: Khởi kiện yêu cầu toà án, trọng tài buộc người vay trả nợ, sau khi bản án của toà án, trọng tài có hiệu lực pháp luật thì Ngân hàng sẽ yêu cầu Cơ quan Thi hành án cưỡng chế buộc người vay trả nợ. Biện pháp thu hồi nợ bằng hình thức này ít được Ngân hàng ưu tiên thực hiện vì tốn nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí. Đây là biện pháp cuối cùng trong việc xử lý nợ khi Ngân hàng không tìm được cách thức nào khác trong việc thu hồi nợ vay quá hạn từ khách hàng.
Lời kết
Qua chia sẽ trên, chúng tôi hy vong người đọc đã nắm rõ quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng.
Với những ai là người đang vay nợ tại Ngân hàng, TCTD thì nên cân bằng, tính toán tài chính cẩn trọng cho việc trả nợ các khoản vay, tránh trường hợp nợ quá hạn dẫn đến việc xử lý tài sản bảo đảm cũng như ảnh hưởng đến uy tín cá nhân về tín dụng (CIC).
Hãy để lại comment nếu vẫn còn thắc mắc bạn nhé, Vay Lãi Thấp 24H sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất!